Các tác phẩm âm nhạc - kể cả khí nhạc và thanh nhạc - đều có chung một lý thuyết về sự cấu tạo và hình thành. Nhưng những ca khúc, nhất là ca khúc Việt Nam, thường được các tác giả phóng tay hơn khi sáng tác, không theo niêm luật chặt chẽ như các tác phẩm khí nhạc.
Muốn phân tích tốt một ca khúc ta cần phải có một bản nhạc thật chính xác, phải nghe nhiều, đắm mình trong tác phẩm chúng ta mới tìm thấy sự đồng cảm của mình với tác giả. Ta mới hiểu được tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì, xúc cảm gì thông qua tác phẩm của mình.
Vì vậy khi phân tích ca khúc chúng ta thường tỏ ra còn lúng túng. Nhất là đối với các giáo viên âm nhạc đang giảng dạy tại các trường phổ thông, ở đây việc học tập và hoạt động âm nhạc ngoại khóa còn đưa vào ca khúc là chính.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, nhạc sĩ Đào Ngọc Dung đã biên soạn cuốn Phân tích ca khúc. Đây chính là giáo trình giảng dạy của tác giả khi còn là giảng viên (Chủ nhiệm khoa Âm nhạc) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.
Phân tích ca khúc gồm 3 phần:
A. Phần mở đầu: (Xuất xứ bài hát, tác giả, tác phẩm cùng tác giả, cảm xúc ấn tượng gì của bản thân).
B. Phần thân bài: (Phân tích lời ca, phân tích âm nhạc, cấu trúc và hình thức...)
C. Kết luận: (Giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục........)
Siêu thị học tập website
Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, nhạc sĩ Đào Ngọc Dung đã biên soạn cuốn Phân tích ca khúc. Đây chính là giáo trình giảng dạy của tác giả khi còn là giảng viên (Chủ nhiệm khoa Âm nhạc) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.
Phân tích ca khúc gồm 3 phần:
A. Phần mở đầu: (Xuất xứ bài hát, tác giả, tác phẩm cùng tác giả, cảm xúc ấn tượng gì của bản thân).
B. Phần thân bài: (Phân tích lời ca, phân tích âm nhạc, cấu trúc và hình thức...)
C. Kết luận: (Giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục........)
Siêu thị học tập website
0 Responses to Phân tích ca khúc