Tác phẩm âm nhac có khi chỉ để giải trí, nghe một vài lần rồi quên ngay. Nhưng cũng có những tác phẩm bất hủ có sức sống lâu bền. Đó là tải sản vô giá của nhân loại.

Alibaba (trong chuyện cổ Ả Rập) vô tình phát hiện được kho của cải châu báu. Nó được tích lũy dần dàn và lưu truyền từ đời này đến đời khác. Nó lại do 40 tên cướp đi cướp bóc ở nhiều nơi và mất nhiều năm mới gom góp lại được.
Alibaba trở nên một người cực kỳ giàu sang vì kho báu có giá trị quá lớn. Nhưng không thể ví nó với kho báu tác phẩm nghệ thuật được. Vì tiền của phải tiêu, mà tiêu thì sẽ hết, còn kho báu nghệ thuật thì ko bao giờ hết mà chỉ ngày càng được phổ biến lưu truyền và càng này càng tăng thêm giá trị.

Sau khi chiếm được kho báu, Alibaba đã đem chia hết cho dân nghèo. Tôi cũng mong các bạn hãy đem chia hết cho mọi người xung quanh để chúng ta cùng hát, cùng vui và cùng chung hưởng hạnh phúc.
Nào! Ta hãy vào hang.

Vừng ơi! Mở ra.
Người sưu tầm và tuyển chọn: Nhạc sĩ Đào Ngọc Dung

MỤC LỤC:
1. HOA ANH ĐÀO – Dân ca Nga
2. A-LI-BA-BA – Dân ca Ba Tư
3. TRÊN ĐỒNG TRONG RỪNG  - Dân ca Đan Mạch
4. SƯƠNG MỞ HAY TUYẾT TRẮNG – Dân ca An-Ba-Ni
5. ĐIỆU TĂNG GÔ MẦU XANH - Dân ca Ac-Hen-Ti-Na
6. DÒNG SÔNG XANH (Le beau Danuble Bleu) – J.Strauss
7. CÁNH ĐỒNG YÊN TĨNH – Dân ca Nga
8. THÚ NHẬN – M.Gơ-Lin_ca
9. TRỞ VỀ SU-RI-EN-TÔ – Dân ca Ý
10. ANH YÊU EM – L.V.Beethoven
11. PHÚT CHIA LI – Dân ca Ba Lan
12. MIỀN QUÊ VEC-MƠ-LI-AM – Dân ca Thụy Điển
13. NI-TA – Dân ca Tây Ban Nha
14. TỔ QUỐC TA NỞ HOA – Dân ca An-Ba-Ni
15. ƯỚC MƠ (REVERIE)  - R.Shuman
16. HÃY HÁT LÊN VÌ ANH –
17. QUÊ HƯƠNG THÂN YÊU – Dân ca In-Đô- Dân ca Ý Nê-Xi-A
18. ĐÀN GHI TA MẾN YÊU (GHITARA RONAMO) – Dân Vũ Ac-Hen-Ti-Na
19.KHÚC NHẠC BUỒN (TRITESSE) – F.Chopin
20. RỒI MỘT CON CHIM BAY – Dân ca Ba Lan
21. HA-BA-NA MẾN YÊU – Dân ca Cu Ba
22. MÙA HỘI HOA (DOMINO) – Dân ca Pháp
23. KHÚC CA BAN CHIỀU (SERENADE) –F.Schubert
24. EM NGỒI BÊN SONG CỬA – Dân ca Hung-Ga-Ri
25. NGÔI SAO BAN CHIỀU – Tchai-cốp-ski
26. KHÚC HÁT NÀNG SON-VÂY – E.Grieg
27. KÉO THUYỀN TRÊN SÔNG VON-GA – Dân ca Nga
28. CÔ GÁI VÙNG ĐỒNG CỎ - Tchai-cốp-ski
29. BUỒN – F.Schubert
30. KHÁT VỌNG MÙA XUÂN – F.Mozart
31. TÌM EM NƠI ĐÂU -  Dân ca Nga
32. CÓ MỘT BUỔI CHIỀU – Dân ca Thụy Điển
33. CÁNH BUỒM XƯA (LA PALOMA) – Dân ca Cu Ba
34. ĐỪNG QUÊN EM NHÉ (THƯ GỬI E-LI-DƠ) – L.V.Beethoven
35. EM KHÔNG NÓI GÌ VỚI ANH ĐÂU – Tchai-cốp-ski
36. TRĂNG ƠI! ĐỪNG SÁNG – Dân ca U-Krai-Na
37. CÔ GÁI XINH ĐẸP – M.Gơ-lin-ca
38. LÀN GIÓ ĐÊM – M.Gơ-lin-ca
39. SÓNG SÔNG ĐA-NUYP – I.Ivanovici
40. KHI CHIỀU ĐẾN – Dân ca Nga

Những bài thơ tình hay, bản thân nó đã đi vào lòng người. Nhưng nếu những bài thơ đó được chắp thêm đội cánh của âm nhạc thì nó sẽ đưa tâm hồn ta bay bổng vào cõi thần tiên đầy mộng ước.
Người thi sĩ đã gửi gắm những tâm tư tình cảm gì qua bài thơ và người nhạc sĩ đã đồng cảm với thi sĩ ở những điểm nào để sáng tạo nên những tình khúc bất tử ấy?
Xin các bạn hãy đọc to lên và hát to lên và hãy hát to lên. Hãy tự mình là thi sĩ để hát ca và tự mình là nhạc sĩ để ngâm nga, các bạn sẽ thấy mình được chắp cánh để bay vào cõi thần tiên đầy mộng ước.
Thơ và nhạc như thuyền và biển.
"Chỉ có thuyền mới hiểu
biển mênh mông dường nào?"
"Chỉ có biển mới biết
thuyền đi đâu về đâu?".
Các bài hát trong tập nhạc
1.Thuyền và biển - Hữu Xuân; Xuân Quỳnh; Phan Huỳnh Điểu
2. Sao em nỡ vội lấy chồng - Trần Tiến
   Lá diêu bông - Hoàng Cầm
   Chuyện tình Diêu bông - Nguyễn Tiến
3. Hành khúc ngày và đêm - Phan Huỳnh Điểu
     Ngày và đêm - Bùi Công Minh
4. Trường Sơn đông, Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật; Hoàng Hiệp
5. Mùa xuân bên cửa sổ - Xuân Hồng
    Bên cửa sổ - Song Hảo
6. Làng quan họ - Nguyễn Phan Hách
    Làng quan họ quê tôi - Nguyễn Trọng Tạo
7. Lời ru trên nương - Trần Hoàn
    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
8. Vàm Cỏ Đông - Trương Quang Lục
    Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ
9. Phượng hồng - Vũ Hoàng
   Chút tình đầu - Đỗ Trung Quân
10. Thơ tình lính biển - Hoàng Hiệp
      Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa
11. Núi Mường Hung, dòng sông Mã - Cầm Giang
      Tình ca Tây Bắc - Bùi Đức Hạnh
12. Chia tay hoàng hôn - Thuận Yến
      Hoàng hôn lặng lẽ - Hoài Vũ
13. Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn; Vũ Hoàng
14. Chị tôi - Trọng Đài; Đoàn Thị Tảo
15. Đừng nhìn trộm em - Linh Nga - Niêk Đam
       Em tắm - Bạc Văn Ùi
16. Sợ nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu; Thúy Bắc
17. Tháng giêng về quan họ - Đào Ngọc Dung
       Dấu chân về Quan họ - Phạm Ngọc cảnh
18. Em đi chùa Hương - Trung Đức
       Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp
19. Đêm sông Cầu - Đỗ Trung Lai
       Tình yêu bên sòng sông Quan họ - Phan Lạc Hoa
20. Em ơi, Hà Nội phố - Phú Quang
       Hà Nội phố - Phan Vũ
21. Cô hái mơ - Nguyễn Tài Tuệ; Nguyễn Bính
22. Nhớ - Nguyễn Đình Thi; Hoàng Vân
23. Đợi - Huy Thục; Vũ Quần Phương
24. Cô lái đò - Nguyễn Đình Phúc; Nguyễn Bính
25. Tình em - Ngọc Sơn; Huy Du
26. Chân quê - Trung Đức; Nguyễn Bính
27. Thời hoa đỏ - Thanh Tùng; Nguyễn Đình Bảng
28. Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa; Ngô Thụy Miên


         Cuốn sách này sẽ giới thiệu đến các bạn đầy đủ các bài hát quy định trong chương trình Âm nhạc các trường phổ thông cơ sở (cả chương trình mới và chương trình cũ). Ngoài ra còn có các bài truyền thống, các bài dân ca 3 miền, các bài hát nước ngoài và các bài hát mới. Đặc biệt còn có những bài hát của các tác giả cổ điển nổi tiếng thế giới (như Bê-tô-ven, TChai-cốp-xki, Mô-da, Sô-panh v.v...) có đặt lời Việt để tiện sử dụng minh họa khi lên lớp giới thiệu các tác giả đó. 
Đây là những bài hát rất hay rất dễ hát, rất phổ biến và rất có giá trị thẩm mỹ dành cho tất cả các bạn học sinh phổ thông cơ sở. 

vinabook.com/Nhạc sĩ Đào Ngọc Dung

Các tác phẩm âm nhạc - kể cả khí nhạc và thanh nhạc - đều có chung một lý thuyết về sự cấu tạo và hình thành. Nhưng những ca khúc, nhất là ca khúc Việt Nam, thường được các tác giả phóng tay hơn khi sáng tác, không theo niêm luật chặt chẽ như các tác phẩm khí nhạc.

Muốn phân tích tốt một ca khúc ta cần phải có một bản nhạc thật chính xác, phải nghe nhiều, đắm mình trong tác phẩm chúng ta mới tìm thấy sự đồng cảm của mình với tác giả. Ta mới hiểu được tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì, xúc cảm gì thông qua tác phẩm của mình.
      Vì vậy khi phân tích ca khúc chúng ta thường tỏ ra còn lúng túng. Nhất là đối với các giáo viên âm nhạc đang giảng dạy tại các trường phổ thông, ở đây việc học tập và hoạt động âm nhạc ngoại khóa còn đưa vào ca khúc là chính.

      Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, nhạc sĩ Đào Ngọc Dung đã biên soạn cuốn Phân tích ca khúc. Đây chính là giáo trình giảng dạy của tác giả khi còn là giảng viên (Chủ nhiệm khoa Âm nhạc) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.

Phân tích ca khúc gồm 3 phần:

A. Phần mở đầu: (Xuất xứ bài hát, tác giả, tác phẩm cùng tác giả, cảm xúc ấn tượng gì của bản thân).
B. Phần thân bài: (Phân tích lời ca, phân tích âm nhạc, cấu trúc và hình thức...)
C. Kết luận: (Giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục........)

Siêu thị học tập website

Khi nghe một tác phẩm âm nhạc, để hiểu và cảm nhận thấu đáo nội dung và ý của tác giả, ngoài phần rung cảm của tâm hồn, ta còn cần có một số vốn kiến thức phân tích tác phẩm âm nhạc. Từ đó người sáng tác có thể nắm bắt được quy luật mà vận dụng sáng tạo, người biểu diễn có thể xử lý tốt để có thể truyền đạt được ý đồ của nội dung  tác phẩm, người nghiên cứu có thể mổ xẻ tác phẩm, đúc kết được những lý luận âm nhạc. 

Phân tích tác phẩm là một môn Lí thuyết âm nhạc. Nó giúp ta hiểu được sự cấu tạo của tác phẩm âm nhạc, từ cấu tạo nên hình thức đến xây dựng một tác phẩm âm nhạc. Bất cứ loại hình nghệ thuật nào thì hình thức và nội dung đều có sự gắn bó với nhau. Nhưng, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc thì hình thức và nội dung gắn bó rất hữu cơ với nhau, khó tác bạch.
Cho nên ta có thể nói: “Học phân tích tác phẩm âm nhạc là học hình thức âm nhạc". Mà học hình thức âm nhạc của một tác phẩm nào là ta đã phân tích ý nghĩa và nội dung âm nhạc của tác phẩm đó rồi. Dĩ nhiên ta hiểu nội dung ở đây là nội dung âm nhạc của tác phẩm,chứ không bó hẹp trong nội dung ý nghĩa của văn từ trong lời ca của tác phẩm, cũng không chỉ riêng về mặt ý nghĩa triết học mà tác phẩm đạt tới. Không chỉ chỉ riêng về mặt tình cảm tác động với tâm sinh lý người nghe, mà nội dung âm nhạc là sự tổng hợp về sự nhận thức của con người qua âm thanh, nó trừu tượng, lại rất cụ thể.

Môn Phân tích tác phẩm âm nhạc có nhiều tên gọi như: Khúc thức, Hình thức âm nhạc, tác khúc... nhưng nội dung chỉ là một. Quyển sách này mang đến cho các bạn kiến thức nghiên cứu cách cấu tạo nên một tác phẩm âm nhạc, từ những nhân tố nhỏ nhất, cơ bản nhất, đến những quy luật cấu tạo nên những tác phẩm âm nhạc đủ loại, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài...
Cuốn sách được cấu trúc gồm 2 phần chính:

            Phần một: Kết cấu âm nhạc (gồm 3 chương đầu)
            Phần hai: Hình thức âm nhạc (2 chương cuối).

Những  tác phẩm được đưa ra phân tích trong cuốn sách chỉ một số là tác phẩm nước ngoài còn lại đa phần là các tác phẩm Việt Nam. Rất dễ hiểu cho chúng ta bởi ẩn chứa trong đó là tâm hồn và âm hưởng của dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách được nhà giáo – nhạc sĩ Đào Ngọc Dung biên soạn trong thời gian là giáo viên trong trường CĐSP Nhạc Họa TW (Nay là trường ĐHSP Nghệ thuật TW), là giáo án dùng cho giáo viên âm nhạc và sinh viên của trường thời đó. Giờ đây cuốn sách đã là giáo trình dùng cho giáo viên và sinh viên âm nhạc toàn quốc, được tái bản nhiều lần.

Netbook

Bạn có thể tìm mua sách của Nhạc sĩ Đào Ngọc Dung viết, sưu tầm và biên soạn ở các nhà sách.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhạc sĩ để đặt mua. (Giảm giá, miễn phí vận chuyển nếu đặt mua số lượng lớn)
Email:
nsdaongocdung@gmail.com - ĐT: 04.35520150
Xem Mc lc sách Âm Nhc và Hi Ha - DOWNLOAD

Chia sẻ

          

Bài xem nhiều nhất

Bài viết khác

Quản trị blog